Thức
ăn thủy sản hiện nay đã có rất nhiều
nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản như: Thức ăn cho cá, thức ăn cho tôm, thức ăn
cho baba,..Và việc đăng ký danh mục thức ăn thủy
sản là điều không kém phần
quan trọng như công bố chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản hay công bố hợp quy
các sản phẩm khác.
ESC Việt Nam luôn đi đầu về chứng nhận
hợp quy thức ăn thủy sản trên toàn
quốc, liên hệ ngay để được tư vấn sớm nhất.
CĂN
CỨ PHÁP LÝ
- Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
- Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc
sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
- Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 02 năm 2010 về
quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Căn cứ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc quy định chi tiết một số điều Nghị định số
08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sửa đổi,
bổ sung sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
HỒ
SƠ ĐĂNG KÝ DANH MỤC THỨC ĂN THỦY SẢN
Thức
ăn thủy sản sản xuất trong nước
- Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư
- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư
(chỉ nộp lần đầu);
- Bản công bố tiêu chuẩn cơ sở áp dụng;
- Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc Quyết định
công nhận thức ăn chăn nuôi mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Mẫu nhãn của sản phẩm.
Thủ
tục nhập khẩu thủy sản về Việt Nam
- Đăng kí, khai báo kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (chủ hàng có thể
dự trù kế hoạch nhập khẩu hàng hoá trong thời gian 03 tháng kể từ ngày làm đơn
đăng ký kiểm dịch nhập khẩu);
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp);
- Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu hoặc
sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
TẠI SAO CẦN ĐĂNG KÝ DANH MỤC THỨC
ĂN THỦY SẢN
Hiện
nay thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta, vì vậy
chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Để thủy sản đạt chất
lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan
trọng, do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua đăng ký danh mục sẽ đảm
bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản
lý qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.
Hãy
tin tưởng khi đến với ESC Việt Nam, Chúng tôi luôn đi đầu về chất lượng và cả
đem lại sự hài lòng cho quý khách. Thời gian nhanh chóng để không làm ảnh hưởng
đến công việc kinh doanh của quý khách. Mọi thắc mắc hay vướng bận gì cứ liên hệ
ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất và sớm nhất.
Tổ chức chứng nhận ESC Việt Nam
Hotline: 0963.500.911 - 0915.500.911
VPGD: Phòng 1226, Tòa Nhà HH1C, Linh Đàm, Hà Nội